Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Phép ẩm thực theo âm dương của Đông Y

Ký hiệu
Âm
Ký hiệu
Dương
 –
Nếp, các loại gạo mạch
 +
Gạo mì, gạo tẻ
 -
Bo bo (ý dĩ), bắp (ngô)
 ++
Kê, gạo mì đen
 —
Đậu nành, đậu phộng, đậu đen, đậu trắng, đậu xanh
 +++
Đậu ván, đậu đỏ lớn hạt, xích tiểu đâu
 —
Các loại cà, khoai tây, măng, giá, nấm
Dưa leo, bắp chuối, khoai mì, môn tím
 +++
Củ sắn dây, khoai mài
 –
Rau muốn, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ tím, khoai lang, mứt biển
 ++
Diến quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách son, rau má, củ sam, cà rốt
 -
Bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đũa, rau dền, su hào, khoai mở trắng
 +
Bắp cải, bông cải, củ cải trắng, cải cay (cải bẹ xanh), cải ngọt, cải tần ô, rau câu chỉ, phổ tai
 —
Gừng, ớt, tiêu, nước chanh, me, cà ri, chao, giấm gạo
 +++
Muối tự nhiên
 –
Tương đậu phụ, mẻ (cơm chua), tương cải, vani, rau răm
 +
Quế, hồi, hắc hương, rau mùi, hành, kiệu, poa rô, rau dắp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành
 -
Boơ mè, tỏi, rau cần, rau húng quế
 +++
Trà rễ đinh lăng, nhân sâm
 —
Kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, café
 ++
Cà phê thực dưỡng, trà củ sen
 –
Nước trái cây, bia
 +
Trà 3 năm, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc
 -
Trà đọt, nước khoáng, nước lã
 +
Mạch nha, chất ngọt hạt cốc
 –
Đường cát
 +
Chất ngọt rau củ, mật ong
 -
Đường thốt nốt, đường thô (vàng đen, nâu), đường trái cây
Chú ý
 —
Âm hơn hết (rất âm, cực âm)
 +++
Dương hơn hết
 –
Âm nhiều
 ++
Dương nhiều
 -
Âm
 +
Dương
(Phân định âm dương cho thực phẩm theo thực dưỡng Ohsawa)
Nếu chỉ xét riêng về mặt ẩm thực, khi cơ thể cần âm thì phải nổ sung các chất dinh dưỡng âm tính. Khi cơ thể cần dương thì phải bổ sung các chất dinh dưỡng dương tính. Các loại thực hẩm trung tính chỉ dùng cho người bình thường.
Theo Đông y, một người bị âm suy có thể do cơ thể họ có tình trạng tính chất âm bị suy yếu hoặc do tính chất dương quá mạnh làm cho âm suy.
Ngược lại, nếu bị dương suy, có thể do cơ thể có tình trạng tính chất dương bị suy yếu hoặc do cơ thể có tình trạng tính chất dương bị suy yếu hoặc do tính chất âm mạnh quá làm cho dương suy.
Khi âm hư thì dương lấn, sẽ có những trạng chứng như: người gầy khô, đổ mồ hôi trộm, đau lưng, mỏi gối, chân run, hoa mắt, ù tai, trong người nóng bứt rứt, đại tiện táo tiểu tiện nóng, nước tiểu vàng, khó ngủ, dễ cáu gắt, mộng tinh, tình dục suy yếu.
Khi dương hư thì âm lấn, sẽ có những trạng chứng như: lưng gối lạnh đau, đại tiện lỏng, có khi tiêu chảy vào lúc sáng sớm, ù tai, hoa mắt, sợ lạnh, thích uống nước ấm, tự ra mồ hôi, có khi tiểu đêm nhiều lần, mất ngủ, di hoạt tinh, liệt dương, tinh thần suy sụp
Khi âm hư mà uống thuốc hoặc ăn uống các thực phẩm có tính chất bổ dương thái quá sẽ làm cho âm càng kiệt, tạo ra vong âm. Nếu dương hư mà uống thuốc hoặc ăn uống các thực phẩm có tính chất bổ âm thái quá sẽ làm cho dương kiệt, dẫn tới vong dương. Cả 2 cách đều không có lợi.
Ngoài ra, dùng thực phẩm để điều hoà âm dương, cần lưu ý các yếu tố như:
-          Địa phương
-          Khí hậu
-          Thể chất
-          Sinh hoạt
Ví như:
  • Người ở phương Bắc, hàn khí nhiều, cần ăn uống các chất ôn ấm, cay, thơm nhiều như quế, gừng, sả, ớt, hành, tỏi, tiêu, đinh hương, đại hồi, thảo quả…cùng các chất đạm đậm như thịt dê, chó, bò, ngựa, cừu…
  • Người ở phương Nam, nhiệt khí nhiều, cần ăn uống các chất lương (mát), hàn (lạnh), cam (ngọt), toan (chua) nhiều như: hoa quả, trái cây nhiều chất chua, ngọt, rau thuỷ sinh, nấm, cá, tôm, nghêu, sò ốc hến,….
Ăn uống để đều hoà âm dương trong cơ thể, bảo vệ sức khoẻ là cả 1 khoa học, nghệ thuật đòi hỏi nhiều cảm nhận và công phu tinh tế. Không thể tuỳ tiện cho rằng món này âm nhiều, món kia dương nhiều mà sử dụng khoong đúng người, không đúng chỗ, không đúng lúc sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
(Theo Y học phổ thông)

Không có nhận xét nào: