Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Bí quyết sử dụng gia vị khi chế biến món ăn

Bí quyết sử dụng gia vị khi chế biến món ăn

Bí quyết sử dụng gia vị khi chế biến món ăn
Sử dụng gia vị đúng cách sẽ giúp món ăn ngon hơn và phát huy được hương vị từ nguyên liệu của món ăn.  Ngoài việc kết hợp đúng vị, người nấu ăn còn phải biết căn thời gian đun nấu cho gia vị nào trước, gia vị nào sau vì có nếu cho không đúng thời điểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhà hàng Thùy Dương xin chia sẻ các bí quyết sử dụng gia vị trong chế biến món ăn. Hi vọng với những kinh nghiệm bỏ túi này, các bạn nội trợ sẽ tự chế biến những bữa ăn thơm ngon hơn:
1. Tỏi
641-01506793
Tỏi có tính sát trùng cao, giải độc tốt, lợi tiểu. Người ta thường dùng tỏi để chữa cảm cúm, phòng chống các bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, ung thư, trừ giun kim… Loại củ nặng mùi này được xem là gia vị “thân thiết” nhất của những món thịt và rau xanh. Thông thường, tỏi được giã hoặc bằm nát rồi cho vào thịt bò, heo, gà trong quá trình sơ chế. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều tỏi vì mùi tỏi sẽ lấn át mùi thơm của thịt.
Tỏi thích hợp với các món xào, hầm hoặc thịt chiên. Với rau xào, tỏi sẽ được cho vào lúc dầu ăn vừa nóng để khử mùi và tạo độ thơm cho món ăn. Tỏi được dùng trong các loại nước chấm, xào, nấu, ngâm chua, ăn sống.
2. Hành
gia vị hành
Hành có tác dụng trừ phong, lợi tiểu, giúp tiêu hóa và chống viêm. Hành dùng làm gia vị trong nhiều món ăn như kho, canh, các món xào, nấu, cháo… Phần củ hành thường dùng làm gia vị ướp thịt, tôm, cá làm chả, trộn gỏi…
3. Gừng
gia vi gung
Thường được dùng để ướp thịt, cá và khử mùi tanh. Trong gừng có chứa men Zingibai làm thịt nhanh mềm. Nên sử dụng luôn vỏ vì có tác dụng chữa bệnh và tăng hương vị. Không nên dùng những củ gừng để lâu vì có chứa độc tố lưu huỳnh gây hại cho gan. Gừng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa các rối loạn dạ dày. Gừng còn giúp ổn định lưu lượng máu và duy trì huyết áp.
4. Muối
gia vị muối
Được xem là một trong những loại gia vị không thể thiếu khi nấu nướng, muối mang lại vị mặn cho món ăn. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, sẽ rất khó ăn. Thói quen ăn mặn cũng không tốt cho sức khỏe vì chúng làm tăng hàm lượng natri trong cơ thể, dẫn tới những căn bệnh khá nguy hiểm. Trong các loại muối, muối biển luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ vì chúng có hàm lượng natri thấp, lại chứa i-ốt. Muối thích hợp với các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, hải sản và súp.
Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt của thịt, nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
5. Đường
gia vị đường
Khi cho đường vào các món rán hay nướng, món ăn rất dễ cháy, khét. Do đó, khi ướp, nên cho ít đường. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi món ăn gần chín. Khi nấu món có đường, tránh để món ăn khô cạn, dễ bị dính đáy và cháy món ăn.
6. Nước mắm
gia vi mam
Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.
7. Tiêu
gia vị tiêu
Tiêu xay được chế biến từ những hạt tiêu khô xay nhuyễn. Chúng vẫn được dùng để nêm  cho hầu hết các món ăn, đặc biệt là súp và món kho. Không chỉ giúp tạo mùi thơm cho món ăn, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Nếu vừa mới được xay, tiêu sẽ rất thơm. Càng để lâu, mùi thơm sẽ mất dần theo thời gian. Do đó, bạn chỉ nên mua từng ít một.
Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín hoặc rắc vào món ăn khi đã dọn ra đĩa.
8. Ớt bột
gia vị ớt
Nếu muốn sử dụng gia vị để làm cho món ăn có thêm chút màu sắc thì ớt bột là một lựa chọn phù hợp. Mùi vị của ớt bột không quá cay nồng như ớt tươi nên sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
9. Mì chính
gia vị mì chính
 Nên cho mỳ chính vào khi thức ăn đã chế biến xong, nếu cho vào quá sớm, quá nhiều thì không những không có tác dụng tăng hương vị món ăn mà còn làm cho món ăn có vị đắng, không tốt cho sức khoẻ. Các món trộn cần cho mỳ chính thì nên hoà tan trước rồi mới trộn vào sau.
10. Bột cà ri
tôm cà ri cay
Tôm cà ri cay
Bột cà ri được dùng để tẩm ướp các loại thịt như bò, lợn, gia cầm để làm tăng mùi thơm và giúp thịt đậm đà hơn. Món ăn đặc trưng nhất sử dụng loại bột có nguyên liệu chính từ củ nghệ này chính là món cà ry nổi tiếng. Tuy nhiên, bột ca ry còn được dùng để tẩm ướp các loại thịt như bò, heo và gia cầm để làm tăng mùi thơm và giúp thịt đậm đà hơn. Mùi vị của loại bột này sẽ kích thích khứu giác, vị giác của bạn.
11. Dấm
gia vị dấm rau củ trộn
Dấm trộn rau củ quả
 Dấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.
12. Nghệ
gia vị nghệ
 Nghệ được coi là một loại gia vị vàng, có công dụng lớn trong việc chữa lành các vết thương, chống viêm, giảm sưng tấy. Nghệ tây có tác dụng ngăn chặn các tác động của một loạt hợp chất hóa học có khả năng gây ra căn bệnh ung thư và khôi phục các chất chống ôxy hóa (như Superoxide dismutase) có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Tinh nghệ (Curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế, khi bị viêm loét dạ dày hay có các bệnh về gan, sử dụng nghệ rất tốt.
13. Rượu trắng
gia vị rượu
Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.
14. Rau mùi (ngò)
gia vị mùi
Vị thơm, kích thích tiêu hóa, phát tán phong hàn, trừ phòng, thông khí… Hạt ngò còn được dùng chữa tắc tuyến sữa, nóng gan, mặt bị nám đen… Ngò gai cùng với húng quế không thể thiếu trong phở bò. Nước ngò gai sắc đặc còn có tác dụng chữa chứng hôi miệng rất hiệu quả.
15. Rau răm
gia vị rau răm
Rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát trùng, tiêu thực…, không thể thiếu trong các món gỏi hải sản, cháo lươn, cháo gà, cháo vịt, nhất là hột vịt lộn…
16. Kinh giới, tía tô
gia vị kinh giới
Kinh giới
Là những gia vị phổ biến để ăn bún chả, bún ốc, lươn om… Kinh giới, tía tô có tác dụng giải độc hải sản tuyệt vời và kháng lại Histamin (chất gây dị ứng).
17. Thì là
gia vị thì là
Thì là vẫn được dùng cho các món súp, canh riêu cá hoặc các món có rau xanh. Mùi vị thơm ngon của thì là giúp khử mùi tanh của cá và những loại thịt có mùi hơi đậm. Riêng với rau xanh, thì là mang lại hương vị lạ, làm mới các món rau thường dùng.
Vị cay, thơm mát, chữa nôn mửa, đầy hơi… Món cháo ám (cá lóc nấu với gạo dư) rắc thì là và hành xắt nhỏ; món lẩu cá điêu hồng nấu mẻ với thì là và hành xắt khúc… đều là những tuyệt tác  ẩm thực Việt Nam.
18. Quế
gia vị quế
Với hương thơm nồng và vị cay, nóng ấm, quế chính là loại gia vị phù hợp với các món ngọt. Một chút quế sẽ giúp các món bánh nướng tỏa mùi thơm ngát và trở nên ngọt ngào hơn. Ngoài ra, cũng có thể cho quế vào một số loại đồ uống nóng như trà, kèm với chút mật ong. Chắc chắn bạn sẽ có một ly nước uống vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe.
19. Trà
Black iron asian teapot with sprigs of mint for tea
Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi trà được xem như một loại gia vị. Trên thực tế, trà đen có thể được dùng trong các món súp và nước sốt thịt để tạo ra những mùi vị đặc trưng riêng cho món ăn. Trà xanh còn được dùng trong một số món nướng.

Không có nhận xét nào: