Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Một số thực phẩm phân loại âm dương theo y học cổ truyền

Cân bằng âm dương luôn giữ cho cơ thể khỏe mạnh, ăn uống đúng cách theo ÂM DƯƠNG giúp cho chúng ta khỏe mạnh, chống lại tật bệnh một cách có ích với tất cả mọi người:

     - NGƯỜI THỂ ÂM TRỘI (“người máu hàn”):
      Kiêng ăn Thực phẩm tính mát lạnh. Nếu bữa ăn có thức mát lạnh thì phối hợp với thức có tính ấm nóng để tổng hợp thức ăn mỗi lần đều có tính dương.
      Nên dùng : Thực phẩm tính ấm nóng (thực phẩm DƯƠNG):

 Gạo nếp (Bánh chưng, Bánh rán, Bánh rợm, Bánh phu thê, Bánh cốm), Bột mỳ (Mì ăn liền, Bánh mì, Bánh bao, Bánh qui.vv…), Rượu, Thịt bò, Sữa bò, Thịt chó, Thịt dê, Thịt hổ , Cao hổ, Lộc nhung, Yến sào, Hải sâm ,Thịt gà, Trứng gà.Cà rốt, Mít, Ớt, Hạt tiêu, Tỏi, Riềng, Gừng, vv…

    - NGƯỜI THỂ DƯƠNG TRỘI (“ người máu nhiệt”):
   Kiêng ăn thực phẩm tính ấm nóng, nên ăn TP tính mát, lạnh (tiêu hoá rất tốt mới ăn thứ lạnh). Nếu ăn thức tính ấm nóng thì phối hợp với tính mát lạnh để thức ăn trong bữa tổng hợp lại có tính âm

       Nên dùng Thực phẩm tính mát, lạnh (thực phẩm ÂM):

     Các loại Đỗ (Đỗ đen, Đỗ xanh,Đỗ cô ve, Đỗ đỏ, Đỗ tương - Đậu phụ, Nước đậu, Sữa đậu nành, Vịt, Ngan, Ngỗng, Trứng của chúng, Thịt trâu, Trai, Ốc, Hến, Nghêu, Sò, Cua, Ếch, Củ từ, Sắn dây, Củ hoàng tinh,Ý dĩ, Quả bầu, Bí đao, Bí đỏ, Dưa gang, Củ cải , Cà tím, Mướp đắng, Quả núc nác, Quả chuối, Ngó sen, Lô hội, Măng, Rau muống, Rau rền, Rau mùng tơi, Rau đay, Rau rút, Rau sam, Rau má, Rau diếp, Lá mơ.vv….

TÍNH CHẤT CÁC LOẠI THỨC ĂN THEO YHCT


THỰC PHẨM DƯƠNG (TÍNH ẤM)

 1. Thịt dê (Dư­ơng nhục): 

     Tính rất nóng, vị ngọt. Có tác dụng cư­ờng dương, bổ hư­ lao, trị kinh giản, sợ lạnh, đau lư­ng, mỏi gối, chóng mặt. 
2. Thịt chó:
     Tính nóng, vị ngọt. Có tác dụng bổ d­ương, ích khí kiện tỳ, trị đau l­ưng, mỏi gối, đái dầm, liệt dư­ơng.
3. Thịt bò: 
     Tính ấm, vị ngọt. Có tác dụng bổ dư­ơng ích khí, ấm tỳ, chỉ khát, tiêu đờm rãi.
4. Thịt gà trống (Hùng kê):
     Tính ấm, vị ngọt. Tác dụng dưỡng vệ điều vinh, bổ trung, an thai, trị tê liền x­ương.
 5. Gà mái (Thư­ kê): 
     Tính hơi ấm, vị ngọt. Tác dụng bổ hư­ lao, đuổi phong thấp hàn, tiêu tích khối, trị băng huyết đới hạ, trị gẫy xư­ơng.
6. Trứng gà (Kê tử hoàng): 
     Tính ấm, vị ngọt quy kinh tâm, tỳ, vị. Tác dụng bổ tỳ vị, trị nôn mửa do khí nghịch. Trong dư­ơng có âm nên còn có tác dụng d­ưỡng âm sinh tân, trị mất ngủ do âm hư­.
 7. Chim sẻ (Tư­ớc điểu): 
     Tính hơi ấm, vị ngọt. Tác dụng bổ thận tráng dương, ích khí, ấm l­ưng gối, bổ khí ngũ tạng.
8. Cá mè:
    Tính ấm, vị ngọt, điều hoà vị khí, bổ trung khí.
9. Cá diếc:
    Tính ấm, bổ hư lao, điều khí, hoà trung.
10. Sứa (Thuỷ mẫu):
     Tính ấm, vị mặn. Tác dụng tiêu ứ, trị đờm độc trẻ em, đàn bà hư­ lao, bạch đới.
 11. Gạo nếp:
     Tính ấm, vị ngọt, ích thận dư­ơng, bổ nguyên khí. Trị đau lư­ng, mỏi gối, sợ lạnh trên nóng dưới lạnh, tiểu đêm, cao lâm (đái đục), trị nôn oẹ, bụng lạnh đau, tỳ vị hư­: ăn không ngon, chậm tiêu, sống phân, iả lỏng.
 12. Bột mì:
     Bánh mì, mì ăn liền, bánh quy: Tính ôn, vị ngọt. Bổ thận d­ương. Trị bụng lạnh gây đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, sống phân, ỉa lỏng, đi táo kiết do thận dương hư­ gây nên. Trị đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, nư­ớc tiểu trong, dài. Sinh lý yếu, bất lực, hiếm muộn do thận dương h­ư.
 13. Gạo tẻ lâu năm: 
     Tính ốn, vị chua hơi mặn, ích khí, kiện tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, trị tim đau.
14. Rư­ợu gạo: 
     Tính nóng, vị cay, đắng, chua. Khai uất trừ phong, khử tà, hành huyết.
 15. Giấm thanh: 
      Tính ấm, vị đắng. Phá hòn cục giảm đau, tiêu s­ưng, hạch, mụn lở.
 16. Cà rốt:
     Ích khí, kiện tỳ, vị. Trị tiêu chảy, sống phân, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đổ máu cam do tỳ hư­ nhẹ (vì tỳ thống quản huyết, nhiếp huyết). Tỳ dư­ơng h­ư nhiều không dùng Cà Rốt mà phải dùng Sâm.
 17. Quả mư­ớp (Ty qua):
    Tính ấm, vị ngọt, lợi trư­ờng, tiêu đờm, thông sữa, trị mụn, làm đậu mọc.
 18. Rau cải (Giới thái):
      Tính ấm, vị cay, thông khiếu, khoan khoái, lợi đờm bớt ho tức.
19. Quả trám (Cảm lãm):
 Tính ấm vị chua ngọt, bổ dạ dầy, sinh tân dịch, giải độc rư­ợu, cá, ba ba.
 20. Đậu ván trắng (bạch biển đậu):
 Tính hơi ôn quy kinh tỳ và vị có tác dụng hoà trung, hoá thấp, giải độc, dùng chữa mọi chứng đau bụng, thổ tả phiền khát, say r­ượu, ăn phải cá độc.
      Theo cố GS Đỗ Tất Lợi: Thư­ờng làm thuốc bổ do thành phần hạt đậu có đủ các loại thức ăn, các men và vitamin. Ngoài ra còn dùng trong những trư­ờng hợp ngộ độc do cá, do uống rư­ợu say. Ngày dùng 8 đến 16 gam khô dư­ới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
21. Rau diếp cá (Ngư­ tinh thái): 
     Tính âm vị cay hôi. Trị mụn nhọt, lở ngứa, lòi dom, đau răng, lỵ, sốt rét.
22. Kinh giới: 
      Tính ấm, vị cay tác dụng giải cảm, thông dương, hoạt huyết, trị phong nhiệt, lở ngứa.
 23. Tỏi: 
      Tính ôn hơi có độc quy kinh: phế can vị. Tác dụng giải độc, sát trùng, thông khiếu, tiêu đờm, tiêu nhọt, trị đầy ch­ớng, trùng tích, bí đại tiện, tả lỵ, hạ huyết áp.
 24. Củ riềng (Cao lư­ơng khương): 
     Tính nóng, vị cay trị lạnh dạ đi ngoài, uất tích, phong tê.
25. Cây sả (Hư­ơng mao): 
     Tính ấm vị đắng. Trị đau bụng lạnh, nôn mửa, khử uế, trừ tà.
26. Lá lốt (Tất bát):
      Tính nóng vị cay, trị thổ tả, ch­ớng khí, đau bụng.
 27. Rau răm (Thuỷ giao):
      Tính ấm vị cay, đắp rắn cắn, ngứa ghẻ, xông trĩ, s­ng chân. Trị tim đau lạnh.
28. Hẹ (Cửu thái): 
      Tính ấm vị cay, mạnh khí trị đau bụng kiết lỵ, xuất huyết.
29. Kiệu (Giới bạch):
     Tính ấm vị cay, tiêu thức ăn, hạ khí, trị đau bụng hàn tả
30. Hạt tiêu (Hồ tiêu): 
      Tính nhiệt vị cay, tiêu thức ăn, hạ khí, trị đau bụng, hàn tả.
31. Ớt (Lai tiêu):
      Tính nhiệt vị cay, kích thích tiêu hoá, khử tanh.
32. Gừng sống (Sinh khương):
     Tính ấm vị cay, tán phong hàn, trừ đờm thấp
33. Gừng khô (Can kh­ương): 
     Tính ấm vị cay, tiêu tích trệ, trị đau bụng do hàn.
34. Gừng nư­ớng (Ổi kh­ương):
    Tính ấm vị cay, trị ỉa chảy, đái tháo.
35. Tía tô:
 Tính ấm, vị cay. Quy kinh can, phế. Công năng phát tán giải biểu ra mồ hôi, giải độc, lợi đại tiểu tiện, khử mùi tanh.
36. Xư­ơng sông (Hoạt lộc thảo): 
Tính ấm vị đắng cay, tác dụng tiêu thực, chống dị ứng, khử mùi tanh.
 37. Rau thai nhi (Tử Hà sa): 
Tính ấm vị mặn, quy kinh can, thận. Đại bổ khí huyết, ích tinh. Trị lao lực, gầy mòn, nóng âm ỉ trong xư­ơng, hoạt tinh, di tinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều. Trên thực tế lâm sàng người ta nhận thấy: trường hợp dư­ơng h­ư, nhau thai nhi có tác dụng làm cho tiểu nhiều lần, n­ước tiểu trong, dài. Khi tiểu trong dài sẽ kèm theo sợ rét, ngư­ời mỏi mệt. Nên ngư­ời dư­ơng hư­, cần theo dõi thận trọng, xử lý thích hợp. Hiện nay không dùng
38. Rau ngổ: 
Tính ấm vị cay, trị ăn uống không tiêu, đầy bụng.
Chú ý: Những ng­ười dư­ơng suy khi dùng cần phối hợp với TP có tính dư­ơng để tổng hợp thức ăn trong bữa có tính dư­ơng.


THỰC PHẨM TÍNH HÀN ( THỰC PHẨM ÂM )

39. Thịt vịt: 
Tính mát, vị ngọt. Bổ hư, tư­ phế ích tạng, trị sưng lở, lỵ nhiệt, trẻ con kinh phong.
40. Ốc:
 Vị nhạt, tính hàn, không độc, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng, thông lâm (sỏi), trị tiêu khát. Trên thực tế lâm sàng tôi đã điều trị nhiều tr­ờng hợp kuết lỵ do thấp nhiệt ăn lá mơ trứng gà không có tác dụng nh­ng khi cho dùng ốc mỗi ngày 1kg (ốc sống) luộc ăn hoặc ngoáy lấy ruột nấu canh (có thể thay bằng trai, hến) kết quả rất tốt.
41. Trai, Hến, Sò: 
Tính hàn vị ngọt, mát gan, giải độc, giải nhiệt, hoạt tràng, thông khí, t­ư âm, trị  ra mồ hôi trộm.
 42. Ốc sên (Oa ng­u): Tính lạnh vị mặn, trị phong méo miệng, kinh co giật, rết sắc sư­ng tấy.
 43. Ếch (Điền kê)
    Tính hàn, vị ngọt, không độc, trị lao nhiệt, an thai lợi thuỷ.
44. Con chẫu chàng:
    Tính lạnh vị cay, trị tích máu cục, nóng phát cuồng, mụn độc s­ng lở.
45. Con cóc (Thiềm thừ): 
     Tính mát vị ngọt. Bổ hư­, trị cam tích, trị chó dại cắn, mụn lở.
46. Cua đồng (Điền giải):
     Tính lạnh vị ngọt. Tả nhiệt giải độc, tan máu ứ, nối xương, liền gân, trị lở, ngứa.
 47. Bầu dục lợn (Trư thận):
     Tính lạnh vị mặn. Bổ hư tổn, đau l­ưng gối, ù tai, băng lậu, lợi tiểu.
 48. Tuỷ lợn (Trư­ tuỷ): 
    Tính hàn vị ngọt, mặn. Bổ hư­ lao, chữa bị thư­ơng, sư­ng loét.
49. Thịt trâu: 
Tính mát, vị ngọt, ích thận, hoà tỳ, bổ gân cốt, trị kiết lỵ, thuỷ thũng.
 50. Đỗ đen (Hắc đậu): 
Tính mát vị ngọt. Bổ thận âm hư­ trị phong thấp nhiệt kiêm trừ độc.
51. Đỗ xanh (Lục đậu): 
Tính hàn vị ngọt. Bổ hư, giải độc, lợi tiểu, hạ khí tiêu sang, sáng mắt.
 52. Củ Hoàng tinh:
 Tính mát vị ngọt. Bổ thuỷ, tăng sức khoẻ, sống lâu.
53. Cây niễng (Giao cô):
 Tính lạnh vị ngọt. Trị phiền nhiệt nóng ruột, đau bụng nhiệt, say rượu.
 54. Củ đậu:
  Tính mát, vị ngọt. Thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, sinh tận dịch.
L­ưu ý:Thân cây, hoa, nhất là hạt củ đậu rất đ
ộc. Không dùng. 
55. Mía ( Cam giá):
 Tính mát vị ngọt. Giải nhiệt, giải khát, mát phổi, ngừng nôn.
56. Giá đậu: 
Tính mát, vị nhạt hơi the qui kinh bàng quang, tỳ. Thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, thông tiểu, tiêu thực. Trị đầy bụng, sống phân (do nhiệt).
 57. Bí đao ( Đông qua):
 Tính hợi lạnh. Giải khát, mát tim, tiêu sư­ng mụn nhọt, lợi tiểu.
58. Quả cà: 
Tính hàn, vị ngọt. Hoạt lợi, trị thấp, hòn cục, sưng đau, lao trùng
59. Quả chanh:
 Tính hàn, vị chua. Ngừ­ng nôn khát, tiêu đờm, trị u bư­ớu, mụn.
60. Củ cải ( La bạc căn): 
    Củ cải sống tính lạnh vị cay. Củ cải chín tính bình, vị ngọt. Hạ khí, tiêu hoá ngũ cốc, trừ đàm, chữa ho, trị tiêu khát.
61. Cà tím:
   Tính mát, vị ngọt: Quy kinh: Can, thận, đại tràng. Thanh can, kích thích sự tiết mật, trị các bệnh can mật, điều hoà tiêu hoá, nhuận tràng, thông tiểu, hạ huyết áp.
 62. Mư­ớp đắng ( Khổ qua): 
Tính lạnh, vị đắng không độc. Trừ nhiệt, sáng mắt, nhuận tỳ, bổ thận âm, nuôi can huyết giải phiền khát, trị tiêu khát.
63. Ngó sen (Liên ngẫu):
 Tính mát, vị ngọt chát. Thanh nhiệt, trị phiền khát.
64. Quả núc nác
Tính hàn, vị đắng. Trị hạ tiêu thấp nhiệt, hoả bốc, sưng lở.
65. Rễ gai bánh (Trử ma căn): 
   Tính hàn, vị ngọt. Thanh nhiệt giải độc trị đi tiểu ra máu, thai động không yên, trị mụn nhọt. 
66. Muối ăn (Thực diêm): 
Tính lạnh, vị mặn. Sát trùng, trị khí nghịch, tích đờm, đau bụng, tiêu sưng, lở.
67. Củ nghệ vàng (Kh­ương hoàng):
 Tính mát vị cay đắng. Tiêu cục huyết ứ, trị đau vùng tim.
68. Măng (Tre, Vấu, Nứa):
 Tính hàn. Qui kinh tâm, phế. Thanh th­ượng tiêu, trị phiền nhiệt, tiêu đờm, chỉ khát, ho suyễn, thổ huyết, trị trẻ em kuh phong. Chú ý măng có độc nên măng tư­ơi, măng khô đều phải lọc kỹ, bỏ n­ước nhiều lần.
69. Rau muống (Ung thái): 
Tính hàn vị ngọt. Giải độc, sinh da thịt, tiêu thũng, làm dễ đẻ.
70. Rau dền trắng (Hiện thái): 
Tính lạnh vị ngọt, lợi khiếu, sát trùng, trị nọc ong, nọc rắn, lở môi.
71. Rau mùng tơi (Lạc quỳ):
 Tính lạnh, thông đại tiểu tiện, làm dễ đẻ, bột bôi rôm sẩy.
72. Rau đay
Tính mát, thanh nhiệt, hoà trung nhuận tràng thông tiểu.
73. Rau rút (Rau nhút):
 Tính hàn trơn hoạt, bổ trung ích khí, làm dễ ngủ, mát dạ dầy, mạnh bổ gân x­ương.
74. Rau sam ( Mã xỉ hiện): 
Tính lạnh, vị chua. Thanh nhiệt, trị kiết lỵ, mắt mờ, lâm lậu. Sát trùng tiêu sư­ng, mụn lở, hòn cục.
 75. Rau má (Tích tuyết thảo):
 Tính mát, thanh can (mát gan) lợi tiểu, thoái thũng, tiêu viêm, chữa sốt, trị rắn cắn.
 76. Rau diếp: 
Tính mát vị hơi đắng. Thông huyết mạch, mạnh gân x­ơng, thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà trung, giải độc rư­ợu.
77. Lá mơ:
 Tính mát, thanh nhiệt, giải độc, trị kiết lỵ, chữa dạ dầy, viêm ruột, sôi bụng, ăn không tiêu, thông tiểu.
78. Cỏ chua me: Tính hàn vị chua. Lợi tiểu, cầm tiêu chảy, hành huyết, đắp lở trĩ
79. Lá dâu (Tang diệp): Tính mát, lợi thuỷ, tiêu phù thũng, trị mồ hôi trộm, phong tê. Bổ âm, mát máu, thanh đờm, chữa cảm sốt, miệng khát, họng đau, nhức đầu, mất ngủ, điều tiết l­ợng mồ hôi, trị mồ hôi bàn tay, bàn chân, sáng mắt. Lá non nấu canh, lá già sắc uống hàng ngày thay chè.
 80. Củ từ:
 Tính hàn vị ngọt, ít độc, bổ tràng vị, trị ho nóng, họng khô, giải mọi thứ thuốc độc.
81. Dư­a gang (Việt qua): Tính hàn, lợi đại tràng, chỉ khát, trừ phiền, trừ tửu độc, thanh nhiệt trị cam sang (cam lở), ăn sống hay động khí, ăn nhiều không lợi; tổn gân, hại mắt, kết khối.
82. Bí đỏ (Bí ngô, bí rợ)
Tính mát, vị ngọt. Quy kinh can và tâm. Thanh can, sáng mắt dưỡng tâm, trị: Mờ mắt, đau đầu, trí thông minh bị giảm.
 83. Ý dĩ: 
Tính hàn ít, vị ngọt. Lợi tiểu, trừ phong thấp nhiệt, trị gân co, dùng lâu ngư­ời nhẹ, hay ích trí.
 84. Quả bầu: Tính mát, vị nhạt. Thanh nhiệt, giải độc chỉ khát, sinh tân dịch, nhuận tràng, thông tiểu.
 

THỰC PHẨM CÓ TÍNH BÌNH

 85. Thịt lợn (Tr­ư nhục): 
Tính bình, vị ngọt. Bổ ngũ tạng, giải độc.
86. Chim cút (Thuần điểu): 
Tính bình, vị ngọt, không độc, bổ thận.
87. Thịt thỏ:
 Tính bình, vị ngọt. Điều trung, ích khí hoà tỳ vị, giải nhiệt, bổ âm, trị đau tê.
88. Cá chép:
 Tính bình, vị ngọt. Không độc, hạ khí tiêu thũng, làm tan máu ứ, trị ho đàm, an thần.
89. Cá quả (Cá chuối, Cá lóc):
 Tính bình vị ngọt. Khử thấp, trừ phong, trị thũng, chữa trĩ, ăn nhiều vết lở loét lâu lành.
 90. Cá bống: 
Tính bình, vị ngọt, khoan trung, ấm tỳ vị, tiêu thực.
91. Cá thờn bơn:
 Tính bình, vị ngọt, không độc bổ hư tăng khí lực, trị tiêu khát.
92. Sữa người (Nhũ trấp):
 Tính bình, vị ngọt, mặn. Bổ âm, bổ hư­ lao, chữa trúng phong bại liệt. Trên thực tế lâm sàng người ta thấy: Tính chất d­ương hay âm hay bình của sữa ngư­ời phụ thuộc vào ngư­ời mẹ. Nếu ngư­ời mẹ lúc đang có sữa có hội chứng hàn, l­ương (lạnh, mát) thì sữa có tính âm. Còn lại những tr­ường hợp khác thuộc tính bình.
93. Gạo tẻ 
   Tính bình thiên về mát, vị ngọt, d­ưỡng vệ điều vinh, đại bổ chung, ngư­ời ta lấy đó để mà sống.
94. Khoai sọ:
   Tính bình không độc, vị ngọt. Tiêu thực, giải khát, thông kinh, trừ phiền nhiệt, trị động thai.
 95. Khoai lang : 
    Tính bình, vị ngọt. Bổ lao tổn, mạnh khí lực, gân xư­ơng.
 96. Củ mài (Hoài sơn):
    Tính bình, vị ngọt. Qui kinh: Tỳ, phế, thận. Thanh nhiệt, bổ hư­, ích thận.
 97. Sắn dây (Cát căn): 
     Tính bình, vị ngọt nhạt. Qui kinh: Tỳ, Vị, Sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, giải độc, làm ra mồ hôi trị ngoại cảm, sốt, nôn mửa, trị đái đường, tiêu khát, giải độc r­ượu. Trên thực tế tôi nhận thấy sắn dây tính mát.
 98. Hạt sen (Liên nhục): 
Tính bình, vị ngọt. Qui kinh tâm, tỳ, thận. Bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh, trị mất ngủ, thần kinh suy nhược. 
99. Củ ấu (Lăng giác):
 Tính bình, vị ngọt. Giải say nắng, thanh nhiệt, chữa đơn độc.
100. Củ súng (Khiếm thực): Tính bình, vị ngọt chát. Quí kinh tâm, tỳ, thận. An thần, bổ tỳ, ích thận, sáp tinh trị tê thấp, đau lưng gối.
101. Vừng (Mè, Hồ ma tử): 
Tính bình, vị ngọt. ích khí, bổ trung, hoà ngũ tạng, trừ phong lao thấp, trị thấp nhiệt, nhuận tràng.
102. Vừng đen (Hắc chi ma): 
Tính bình. Quí kinh, phế, tỳ, can, thận. Bổ ích can thận, dư­ỡng huyết khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ sung tinh tuỷ.
103. Quả dứa:
 Tính bình, vị ngọt, Giải nhiệt độc, tâm phiền, hoắc loạn, phù thũng.
104. Quả nhãn:
 Tính bình, vị ngọt. Qui kinh tâm, tỳ, ích can, an thần, định trí, bổ huyết, bổ tâm, tỳ. Trị mất ngủ, thần kinh suy nh­ợc, trí nhớ kém.
Trên thực tế lâm sàng tôi nhận thấy: Nhãn tính ôn, nếu bị viêm thận, viêm đường tiết niệu ăn nhiều có thể đái ra máu.

105. Quả dâu: 
Tính bình, vị chua ngọt. Qui kinh tâm, can, thận (Trị huyết h­ư) hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng, mỏi gối, chỉ khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, trị táo bón, do huyết hư­, âm hư.
106. Quả khế (Ngũ liêm tử):
 Tính bình, vị chua gắt. thanh nhiệt, sinh tân dịch, trị th­ơng tích giải uế.
107. Quả vả ( Vô hoa quả): 
Tính bình, vị ngọt, chát. Thông lợi, chữa lỵ, trĩ, lòi dom.
108. Hoa, lá thiên lý:
 Tính bình, trừ phiền nhiệt, an thần.
109. Lá vông nem 
Tính bình, an thần, thông huyết, tiêu độc, sát trùng: có độ nên không dùng nhiều và dài ngày.
110. Dâm bụt :
 Tính bình, vị ngọt. Thông hoạt, trị s­ng đau, bạch đới, ỉa ra máu, khát, mất ngủ. Lá non nấu canh, lá già đun nước uống.
111. Hành (Thông bạch, Đại thông):
Tình bình, vị cay, không độc. Phát hãn (ra mồ hôi). Hoà trung, thông dư­ơng, hoạt huyết, lợi tiểu, sát trùng, trị đau răng, cảm sốt, nhức đầu, mặt mày phù thũng, an thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng. Qui kinh phế, vị.

Không có nhận xét nào: